THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ARSENIC VÔ CƠ VÀ ARSENIC HỮU CƠ TRONG NƯỚC MẮM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VỚI KỸ THUẬT TẠO HYDRIDE

Main Article Content

ĐỖ THỊ LONG
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
HỒ LƯƠNG THƯỞNG

Tóm tắt

Đã thẩm định thành công quy trình phân tích các thành phần arsenic trong nước mắm bằng phương pháp HG-AAS. Hàm lượng arsenic tổng (tAs) được phân tích sau khi phá mẫu bằng phương pháp vô cơ hóa khô và ướt kết hợp trong bình Teflon ở nhiệt độ 450 oC và sau đó khử As (V) về As (III) bằng hỗn hợp chất khử KI/acid ascorbic. Với arsenic vô cơ (iAs), mẫu được thủy phân bằng dung dịch HCl trong 14 giờ, tiếp tục chuyển As (V) về As (III) rồi phản ứng với hydrazine 1,5%. Dùng CHCl3 để chiết và chiết lại trong HNO3. Hàm lượng arsenic hữu cơ (oAs) được tính bằng hiệu số hàm lượng tAs và iAs. Đã xác định được khoảng nồng độ tuyến tính 2 - 30 μg/L và phương trình đường chuẩn y = 0,0128x + 0,0007 với  R² = 0,9996 trong khoảng nồng độ 2 - 20 μg/L. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp phân tích tAs và iAs đều có giá trị như nhau và lần lượt bằng 0,015 mg/L, 0,05 mg/L. Đối với tAs, hiệu suất thu hồi trên chuẩn arsenic hữu cơ và arsenic vô cơ đều trong khoảng 81– 109%; độ lặp lại và độ tái lập giữa các phòng thí nghiệm lần lượt là RSDr < 10% và RSDR < 12%. Với iAs, hiệu suất thu hồi nằm trong khoảng 83,6 – 110%; RSDr < 11%, RSDR < 14%. Đã đánh giá hàm lượng As trong các mẫu nước mắm đại diện, một số mẫu độ đạm cao tuy có hàm tAs vượt mức cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam, nhưng chủ yếu là oAs.

Article Details

Chuyên mục
Hóa học, Sinh học, Thực phẩm, Môi trường