NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG XƠ DA THUỘC PHẾ LIỆU ĐỂ CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE NỀN NHỰA POLYESTER KHÔNG NO

Main Article Content

NGUYỄN THỊ MỸ LINH
PHẠM THỊ HỒNG PHƯỢNG

Tóm tắt

Nghiên cứu này trình bày các kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch polyester không no (UPE), hàm lượng chất đóng rắn methyl ethyl ketone peroxide (MEKP), hàm lượng xơ da, tỷ lệ khối lượng phối trộn xơ da với sợi thủy tinh và mùn cưa trong cốt gia cường đến thời gian đóng rắn, độ bền cơ học, sự phân bố các pha và màu sắc của vật liệu composite thu được. Xơ da sử dụng trong nghiên cứu là các loại xơ được nghiền từ phế liệu da thuộc phát sinh trong quá trình sản xuất giầy dép. Trong khoảng khảo sát về nồng độ dung dịch UPE (40 – 60%), chất đóng rắn MEKP (1 – 2%), hàm lượng xơ da (7 – 11%), tỷ lệ khối lượng phối trộn xơ da/sợi thủy tinh (50/50), xơ da/mùn cưa (50/50) và xơ da/sợi thủy tinh/mùn cưa (40/30/30) trong cốt gia cường, điều kiện thích hợp để chế tạo vật liệu composite là UPE 60%, MEKP 1% và xơ da 7%. Điều kiện này đảm bảo thu đƣợc vật liệu có tính chất cơ học (độ bền kéo, độ bền va đập và độ bền nén) tương đối tốt. Mẫu có tỷ lệ khối lượng phối trộn xơ da/sợi thủy tinh (50/50) có độ bền cơ học và phân bố pha tốt nhất. Kết quả từ nghiên cứu này bước đầu cho thấy khả năng sử dụng xơ da thuộc phế liệu để chế tạo các loại vật liệu mới có khả năng ứng dụng trong dân dụng và công nghiệp.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Cơ bản, Văn hóa, Nghệ thuật