ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GIẢM ĐAU CỦA CHIẾT XUẤT METHANOL TỪ LÁ CÂY DẠ CẨM (Oldenlandia capitellata Kuntze) TRÊN CHUỘT SWISS ALBINO

Main Article Content

TRẦN THỊ PHƯƠNG NHUNG

Tóm tắt

Cây dạ cẩm (Oldenlandia capitellata K.) được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng, ... Đặc biệt lá dạ cẩm được biết đến với đặc tính giảm các cơn đau do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên tác dụng của nó chưa được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng giảm đau của chiết xuất methanol của lá cây dạ cẩm (O. capitellata) (EtOC). Chuột Swiss albino được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm (6 con chuột/nhóm): Nhóm đối chứng được cho uống 10 mL/kg nước muối sinh lý; 10 mg/kg tramadol (thử nghiệm mâm nóng và thử nghiệm vẫy đuôi) hoặc 10 mg/kg aspirin (thử nghiệm quặn đau do axit axetic) là thuốc tham chiếu; 100 mg/kg, 150 mg/kg và 200 mg/kg EtOC cho từng nhóm thử nghiệm tương ứng. Thử nghiệm quặn đau do axit axetic gây ra, thử nghiệm liếm chân bằng mâm nóng và thử nghiệm vẫy đuôi được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đau của động vật. Việc sử dụng EtOC bằng đường uống làm tăng đáng kể độ trễ liếm chân so với nhóm đối chứng (p < 0,05). Số lần quặn đau trong 50 phút giảm sau khi uống chiết xuất (p < 0,05). Tác dụng giảm đau tối đa của EtOC (200 mg/kg) tương đương với tác dụng của aspirin (10 mg/kg) hoặc tramadol (10 mg/kg). Do đó, các thí nghiệm của chúng tôi đã chứng minh tác dụng giảm đau của EtOC. Chiết xuất methanol của lá cây dạ cẩm (O. capitellata) có tiềm năng trong việc kiểm soát cơn đau.

Article Details

Chuyên mục
Hóa học, Sinh học, Thực phẩm, Môi trường