MÔ PHỎNG LƯỢNG BỐC HƠI Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ BẰNG MẠNG NƠRON NHÂN TẠO, HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN KẾT HỢP KỸ THUẬT KHỞI TẠO SỐ LIỆU NGẪU NHIÊN

Main Article Content

TRẦN TRÍ DŨNG

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá tác động của chuỗi số liệu khí tượng khởi tạo lên kết quả thu được khi sử dụng ANN và hồi quy tuyến tính đa biến để mô phỏng lượng bốc hơi tuần tại các trạm khí tượng Cần Thơ và Nhà Bè thuộc đồng bằng Nam Bộ. Bởi chuỗi số liệu khí tượng thực đo cho các yếu tố khí tượng ở cả 2 trạm đa số đều không tuân theo phân bố chuẩn nên chuỗi số liệu thể hiện các kịch bản khác nhau đã được khởi tạo bằng các kỹ thuật Monte Carlo, Latin Hypercube với mức độ chi tiết 5%, 10% và tứ phân vị dựa trên thống kê cụ thể của số liệu thực đo. Kết quả phân tích cho thấy 2 phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến và ANN đều cho độ chính xác mô phỏng lượng bốc hơi ở mức cao (R > 0.93 hay R2 > 0.87), trong đó cấu trúc ANN với 1 lớp ẩn có 6 noron sử dụng hàm chuyển tansig là phù hợp để mô phỏng lượng bốc hơi cho cả 2 trạm. Sự biến động về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trong kết quả mô phỏng lượng bốc hơi thay đổi phụ thuộc nhiều hơn vào việc chọn mức chi tiết trong nấc xác suất phân bố của công tác khởi tạo so với việc chọn kỹ thuật khởi tạo. Trong một số trường hợp, kết quả mô phỏng lượng bốc hơi bằng ANN có giá trị nhỏ nhất mang dấu âm trong khi phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến lại không có hiện tượng này.

Article Details

Chuyên mục
Hóa học, Sinh học, Thực phẩm, Môi trường