CHẾ TẠO THAN SINH HỌC TỪ VỎ SẮN PHẾ PHẨM ỨNG DỤNG LÀM CHẤT HẤP PHỤ MÀU XANH METHYLENE TRONG NƯỚC THẢI
Main Article Content
Tóm tắt
Trong nghiên cứu, vỏ sắn phế phẩm được nhiệt hóa yếm khí tại nhiệt độ 600 0C trong 1 giờ thu được than sinh học, ký hiệu mẫu BC-S để ứng dụng làm chất hấp phụ màu xanh methylene. Các đặc tính hình thái và cấu trúc bề mặt của BC-S được đo đạc bằng phương pháp phân tích hiện đại như là kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR), và Brunauer-Emmett-Teller (BET). Dựa trên kết quả phân tích cho thấy rằng hình thái bề mặt của BC-S ở dạng các hạt phẳng xếp chồng lên nhau, chứa nhiều hóc, kích thước hạt trung bình 10 µm. Cấu trúc BC-S tồn tại dạng tinh thể carbon graphite chứa các nhóm dao động C-H, C=C, S=O, N-H, CO, và OH là các peak đặc trưng của than sinh học có diện tích bề mặt riêng là 2,66 m2/g. Trong ứng dụng BC-S làm chất hấp phụ màu xanh methylene, khảo sát khả năng hấp phụ màu cho kết quả khả năng hấp phụ cực đại là 5,10 mg MB/g BC-S. Các kết quả cho thấy có thể sử dụng BC-S làm chất hấp phụ xử lý nước thải mang màu rộng rãi ở quy mô công nghiệp.