XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ CHO THẺ ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
Main Article Content
Tóm tắt
Theo các nghiên cứu gần đây, giáo dục Việt Nam đang dần thay đổi về cả phương pháp, nội dung và mô hình đào tạo dưới sức ép hội nhập quốc tế cũng như ảnh hưởng từ cách mạng công nghiệp 4.0. Để nâng cao vị thế cạnh tranh, các cơ sở giáo dục đại học phải kịp thời nắm bắt cơ hội, xác định rõ Tầm nhìn - Sứ mạng - Mục tiêu và chuyển tải chúng thành những mục tiêu hành động cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Để làm được điều này, ban lãnh đạo cần phải luôn kịp thời nắm bắt về tình hình hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý để có những chính sách phù hợp đưa cơ sở mình ngày phát triển. Theo Langfied-Smith & ctg. (2018) việc triển khai mô hình Thẻ điểm phát triển bền vững (Subtainability Balanced Scorecard – SBSC) không những có thể giúp ích cho việc giải quyết các yêu cầu trên bằng cách đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên việc đo lường các yếu tố tài chính cũng như các yếu tố phi tài chính (như chất lượng sản phẩm dịch vụ đào tạo, nhu cầu của người học…) mà còn đưa các yếu tố phát triển bền vững từ sứ mạng, mục tiêu chiến lược vào kế hoạch hành động cụ thể để dễ dàng kiểm soát và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, các tài liệu thu thập tại Trường ĐHCN TP.HCM về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược … giai đoạn 2020 – 2025. Bên cạnh đó tiến hành phỏng vấn sâu một số lãnh đạo chủ chốt, các chuyên gia có liên quan đến việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách. Từ đó xây dựng bộ chỉ số các thước đo hiệu suất định lượng thích hợp cho SBSC tại Trường ĐHCN TP.HCM phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hàng năm.