ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN: GÓC NHÌN LÝ THUYẾT NHU CẦU MỞ RỘNG CỦA MASLOW
Main Article Content
Tóm tắt
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là công việc không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra tri thức mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Tại các trường đại học, NCKH là một phần không thể thiếu đối với giảng viên. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa tương xứng và phù hợp tại các trường đại học - nơi đang chỉ thực hiện duy nhất một chức năng là giảng dạy. Do đó, nghiên cứu này tập trung khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của giảng viên dựa trên lý thuyết nhu cầu mở rộng của Maslow. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát 862 giảng viên trong cả nước, nghiên cứu đã chỉ ra thu nhập, chính sách khen thưởng và công nhận, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, sở thích, nhận thức đối với việc nghiên cứu khoa học, và cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng đồng biến đến động lực NCKH của giảng viên. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý tại cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.