ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DNDC TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC LÚA NƯỚC TẠI HUYỆN CÁI BÈ-TIỀN GIANG
Main Article Content
Tóm tắt
Ở Việt Nam, canh tác lúa nước chịu trách nhiệm lớn trong phát thải khí nhà kính quốc gia. Gần đây, việc sử dụng các mô hình để mô phỏng và ước lượng phát thải từ các cánh đồng lúa đã được các nhà khoa học chú ý do tính cấp thiết và những khó khăn trong thực hiện đo đạc thực địa. Mô hình DeNitrification & DeComposition (DNDC) thường được sử dụng để mô hình phát thải khí nhà kính từ các cánh đồng lúa và một số nước đã phát triển mô hình DNDC của riêng họ. Tuy nhiên, hiện chưa có phiên bản mô hình DNDC riêng cho Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng mô hình DNDC để phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), Việt Nam.Địa điểm nghiên cứu này thuộc xã Hậu Mỹ Bắc B (HMBB), tỉnh Tiền Giang - một vùng sản xuất lúa điển hình với 3 vụ / năm ở ĐBSCL. Để thực hiện nghiên cứu này, thông tin về khí hậu địa phương và hoạt động canh tác được nghiên cứu tại thực địa trong một năm từ 05/03/2017 đến 04/03/2018 (365 ngày) đã được thu thập, các dữ liệu của điều kiện thực tế được tìm thấy cánh đồng lúa sẽ được nhập vào mô hình sau đó được để ước tính lượng khí thải nhà kính từ canh tác lúa trong 1 năm. Nghiên cứu này cũng phân tích độ nhạy của mô hình DNDC được điều chỉnh với các biến thể của các yếu tố khác nhau bao gồm ba nhóm chính là dữ liệu khí hậu, kết cấu đất và phương pháp canh tác. Kết quả tính toán cho thấy, trong một năm hoạt động canh tác lúa nước tại xã HMBB thải ra lượng khí thải CH4 và N2O ước tính lần lượt là 8311 kg CO2eq/ha and 8208 CO2 eq/ha. Phân tích độ nhạy cho thấy phát thải CH4 bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố thời gian ngập nước trong quá trình tưới trong khi phát thải N2O bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về tính chất đất đất bao gồm cacbon hữu trong đất (SOC) và pH. Các yếu tố lượng mưa trung bình hàng ngày và tổng lượng phân bón NPK 20-20-15 TE sử dụng mỗi năm có tác động không đáng kể. Kết quả của nghiên cứu này khá tương đồng với một số nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện tại Việt Nam. Do đó cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về mô hình DNDC để kiểm tra độ phù hợp của nó trong việc mô phỏng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam và để xây dựng phiên bản rành riêng cho Việt Nam.