ẢNH HƯỞNG CỦA SINH KHỐI BIO-FLOC DẠNG ƯỚT VÀ KHÔ ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC, TĂNG TRƯỞNG, HUYẾT HỌC VÀ SINH HÓA MÁU CỦA CÁ TRÊ ĐEN (Clarias fuscus)

Main Article Content

TRẦN THỊ PHƯƠNG NHUNG

Tóm tắt

Bio-floc (BFT) là khối kết dính của các loại vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh, mảnh vỡ phân tử hữu cơ và sinh vật khác. .. Hạt floc rất giàu protein, lipit, vitamin và khoáng chất. Cá trê đen (Clarias fuscus) là loài cá có giá trị kinh tế và có thể sử dụng làm thuốc. Thịt cá có vị ngọt, thơm, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, ích khí… Tác động của sinh khối BFT ướt và khô đối với cá trê đen đã được đánh giá trong nghiên cứu này. BFT được sản xuất trong hai bể tròn composit 1000L có bổ sung mật đường hàng ngày để điều chỉnh tỷ lệ C: N trong nước ở mức 15: 1. Sau khi thu nhận, BFT được bổ sung vào bể nuôi cá ở dạng ướt và khô. Cá trê đen được nuôi kết hợp giữa chế độ ăn nhân tạo và sinh khối BFT ướt hoặc khô, trong 8 tuần. Khi nguồn thức ăn nhân tạo giảm dần (từ 100% đến 50%) thì lượng BFT tăng theo tỷ lệ tương ứng (7 nghiệm thức). Kết quả, nồng độ nitrat, TSS, TAN… trong nước giảm mạnh ở bể nhận BFT ướt. SGR, FCR, PER, huyết học, sinh hóa máu cá ở bể nhận BFT khô kém hơn so với bể ướt. Như vậy, sử dụng sinh khối BFT ướt (50%) bổ sung vào thức ăn đã mang lại hiệu quả tích cực trong nuôi cá trê đen.

Article Details

Chuyên mục
Hóa học, Sinh học, Thực phẩm, Môi trường