ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THAN SINH HỌC PHÂN GÀ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG HẤP PHỤ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT MẶN Ở CẦN GIUỘC, LONG AN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THAN SINH HỌC PHÂN GÀ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG HẤP PHỤ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT MẶN Ở CẦN GIUỘC, LONG AN

Main Article Content

Tòng Nguyễn Xuân

Tóm tắt

Trong nghiên cứu hiện tại, mô hình cột rửa trôi được thực hiện để đánh giá hiệu quả bổ sung than sinh học (BC) phân gà (350, 450 và 600oC với thời gian lưu 1; 1,5 và 2 giờ) lên khả năng hấp thụ kim loại nặng trong đất mặn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Mẫu đất thu thập được xác định mang tính axit mạnh (pH 3,9) trong khi BC mang tính kiềm mạnh (pH từ 7,2 – 9,6). Độ dẫn điện (EC) (4,39 ± 0,289 dS/cm) cao cho thấy đất tại khu vực nghiên cứu bị nhiễm mặn, EC cao hơn so với BC phân gà (<1,5 dS/cm). Đặc biệt, Cd (4,63 ± 1,47 mg/kg), Pb (203,33 ± 18,56 mg/kg) và Zn (333,33 ± 1 221,06 mg/kg) trong đất vượt QCVN 03:2023/BTNMT. Sau khi bổ sung BC thông qua mô hình cột rửa trôi, hàm lượng các kim loại nặng trong đất giảm thấp hơn 0,01 mg/kg. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu giúp các nhà hoạch định chính sách theo dõi tiến độ cải tạo đất mặn và quản lý sức khỏe đất.


 

Article Details

Chuyên mục
Hóa học, Sinh học, Thực phẩm, Môi trường