Nghiên Cứu Đặc Tính Rác Thải Dân Dụng Việt Nam Làm Nhiên Liệu Cho Quá Trình Sản Xuất Năng Lượng

Main Article Content

Thanh Quang Nguyễn

Tóm tắt

Công nghệ đốt chất thải để thu hồi năng lượng được xem là phương pháp tiềm năng trong xử lý rác thải. Tuy nhiên, nguồn rác thải dân dụng ở Việt Nam có hàm lượng hữu cơ cao (60 - 70%) và nhiệt trị thấp (4500 – 6000 kJ/kg), dẫn đến hiệu quả tận dụng nhiệt không cao khi đốt rác trực tiếp. Do đó, nguồn nhiên liệu rác đầu vào cần được tách ẩm và thành phần hữu cơ, vô cơ trước khi cấp vào buồng đốt. Bài báo này nghiên cứu việc tách ẩm và thành phần hữu cơ, vô cơ của rác thải. Các ảnh hưởng của độ ẩm đầu vào và thành phần chất hữu cơ và vô cơ của nhiên liệu rác trước và sau tách đến nhiệt trị và hiệu quả sử dụng nhiệt được đánh giá. Kết quả cho thấy, khi tách bớt thành phần hữu cơ trong rác từ 65,8% còn 43,6%, nhiệt trị thấp của rác tăng lên 1,44 lần từ 5432 kJ/kg đến 7839 kJ/kg, so với mẫu rác ban đầu. Nhiệt trị thấp của rác có thể được nâng cao lên đến gần 10000 kJ/kg khi tách khoảng 80% thành phần hữu cơ ra khỏi mẫu rác ban đầu. Trong khi đó, độ ẩm chất thải giảm lần lượt 11,2 %, 43,3% so với mẫu ban đầu, công suất nhiệt tăng lên 1,93% và 5% tương ứng. Nhiệt độ buồng đốt cũng tăng lên 60 - 70oC, khi độ ẩm rác giảm khoảng 10%. Hơn nữa, kết quả chỉ ra khi hệ số không khí thừa giảm từ 1,8 xuống 1,5 ở cùng mức ẩm nhiên liệu 30% thì nhiệt độ buồng đốt tăng lên 120oC. Kết quả đạt được trong nghiên cứu này sẽ là cơ sở tham khảo trong thiết kế và vận hành buồng đốt sử dụng nhiên liệu rác cho mục đích thu hồi nhiệt sản xuất năng lượng tại Việt Nam.

Article Details

Chuyên mục
Cơ khí, Năng lượng