PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CỐ KẾT NỀN ĐẤT YẾU CÓ LỚP CÁT MỎNG GIA CỐ BẰNG BẤC THẤM PHÂN TÍCH ỨNG XỬ CỐ KẾT NỀN ĐẤT YẾU CÓ LỚP CÁT MỎNG GIA CỐ BẰNG BẤC THẤM

Main Article Content

Nguyễn Bá Phú
Nguyễn Thị Phương Linh

Tóm tắt

Thực tế, trong một số trường hợp lớp cát mỏng phân bố trong nền tự nhiên giữa các lớp sét có chiều dày lớn (ví dụ như sét Busan). Tuy nhiên quá trình dự báo lún và phân tích sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thường bỏ qua lớp cát mỏng này do sự phức tạp trong một số lời giải giải tích. Do đó, bài báo này tiến hành phân tích ứng xử cố kết của nền với hệ thống bấc thấm đứng (PVD) kết hợp với hệ thống lớp cát mỏng. Một số mô phỏng số sẽ được tiến hành để phân tích ảnh hưởng của đặc điểm lớp cát mỏng đến quá trình lún cố kết của nền. Lời giải giải tích cũng được thực hiện và so sánh với kết quả của mô phỏng số. Các kết quả phân tích đều cho thấy nền có sự hiện diện lớp cát mỏng xảy ra quá trình cố kết nhanh hơn, tốc độ cố kết phụ thuộc vào số lượng lớp cát mỏng trong nền. Sự hiện diện lớp cát mỏng cũng ảnh hưởng đến sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng tăng thêm theo phương ngang. Kết quả phân tích số cho thất nền có sự hiện diện lớp cát mỏng có độ lún nhỏ hơn nền đồng nhất và độ lún này có xu hướng bằng nhau khi tổng chiều dày của các lớp cát mỏng bằng nhau.

Article Details

Chuyên mục
Xây dựng