NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ CỦA CHITOSAN VỚI CALCIUM GLUCONATE, POLYVINYL ALCOHOL ĐẾN NẤM MỐC GÂY HẠI PHÂN LẬP TỪ TRÁI DÂU TÂY THUỶ CANH

Main Article Content

NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG
TÔ THỊ XUÂN
HỨA HUỲNH MINH THẢO
DƯƠNG QUỐC ĐẠT
NGUYỄN THỊ DIỆU HẠNH

Tóm tắt

Quả dâu tây (Fragaria x ananassa) là loại trái cây vỏ mỏng, rất dễ hư hỏng do bị mốc, mất nước, mất cấu trúc bởi quá trình trao đổi chất vẫn diễn ra sau thu hoạch. Nghiên cứu này tập trung phân lập và xác định các chủng nấm mốc gây hư hỏng trái dâu tây được trồng bằng phương pháp thuỷ canh; và khảo sát khả năng kháng các chủng nấm mốc này của dung dịch chitosan (CTS), và CTS kết hợp với calcium gluconate (CaGlu) và polyvinyl alcohol (PVA). Kết quả phân lập và định danh cho thấy có 6 chủng nấm mốc gây hư hỏng dâu tây được trồng theo phương pháp thủy canh bao gồm Aspergillus fumigatus, Aspergillus niger, Botrytis cinerea, Colletotrichum gloeosporioides, Penicillum chermesinum Rhizopus stolonifer. Kết quả khảo sát khả năng kháng nấm cho thấy CTS 1% w/v có khả năng kháng 6 chủng nấm mốc nêu trên với hiệu suất từ 53,54% đến 77%. Khi bổ sung CaGlu 0,5% w/v vào CTS 1%, hiệu suất kháng 6 chủng nấm mốc tăng lên tương ứng từ 73,96% đến 93,33%. Hiệu suất này đạt cao nhất (từ 79,38% đến 96,88%) khi bổ sung PVA 0,39% w/v vào CTS 1%. Kết quả này góp phần cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc phát triển màng bảo quản trái dâu tây được trồng theo kỹ thuật thuỷ canh, nhằm nâng cao chất lượng của dâu tây sau thu hoạch và nâng cao khả năng bảo quản trong quá trình lưu trữ, vận chuyển.

Article Details

Chuyên mục
Hóa học, Sinh học, Thực phẩm, Môi trường