ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN TỰ CHỦ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

Main Article Content

PHẠM NGÔ THÙY NINH

Tóm tắt

Trao quyền tự chủ cho các trường đại học (ĐH) là xu thế chung trong cải cách giáo dục ĐH ở Việt Nam. Chính sách này nhằm hướng đến việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của các trường ĐH trước tác động của thị trường và yêu cầu xã hội. Trong thời gian qua, việc thí điểm cơ chế tự chủ tại các trường ĐH công lập ở Việt Nam đã được triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nổi bật. Đối với các trường ĐH thuộc Bộ Công Thương, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 (gọi tắt là Nghị quyết 77), Bộ đã sớm triển khai tới các cơ sở đào tạo ĐH thuộc Bộ, có nguyện vọng tự chủ tiến hành xây dựng Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Năm 2015 là năm ghi dấu ấn về đổi mới cơ chế trong hoạt động quản lý đào tạo của Bộ Công Thương, với 3 trường trực thuộc và 1 trường thuộc Bộ đã được Chính phủ ra Quyết định phê duyệt Đề án tự chủ, tuy nhiên để phát huy hiệu quả cơ chế này cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa…
Bài viết này bàn luận về thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ của các trường ĐH thuộc Bộ Công Thương, đánh giá kết quả sau một năm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.

Article Details

Chuyên mục
Kinh tế, Luật