KHẢO SÁT THÓI QUEN SỬ DỤNG NHỰA VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN CỦA CÁC VẬT DỤNG NHỰA SỬ DỤNG Ở MỘT SỐ HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Main Article Content

NGUYỄN TRUNG HOÀNG
NGUYỄN THỊ LAN BÌNH

Tóm tắt

Hiện nay, do sự tiện dụng và giá thành rẻ, nên các sản phẩm nhựa được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, do mật độ sử dụng dày đặc và tái sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm các chất độc hại được sử dụng như phụ gia trong quá trình sản xuất nhựa.Trong bài nguyên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát thói quen sử dụng nhựa qua kênh online và khảo sát thực tế 63 hộ gia đình thuộc quận Gò Vấp, thu được 76 mẫu nhựa các loại. Các mẫu nhựa thu được này đã được tiến hành phân loại theo tên nhựa cấu thành nên (PET, PP, PS, PVC, PC, HDP) sau đó  đem xử lý và phân tích định lượng 9 nguyên tố hóa học Clo (Cl), Antimon (Sb), Thủy Ngân (Hg), Chì (Pb), Brom (Br), Crom (Cr), Cadimi (Cd), Thiếc (Sn) và lưu huỳnh (S) bằng máy huỳnh quang tia X – Shimadzu EDX 7000. Kết quả nồng độ các nguyên tố trong mẫu nhựa được đánh giá và so sánh với các chỉ tiêu an toàn trên thế giới và Việt Nam; cụ thể là tiêu chuẩn REACH/RoHS của Châu Âu, quy chuẩn an toàn với nhựa tiếp xúc với thực phẩm QCVN 12-1:2011/BYT, tiêu chuẩn thôi nhiễm các chất độc hại trong đồ chơi trẻ em TCVN 6238-3:2011. Kết quả cho thấy có 7/9 nguyên tố được phát hiện có trong các mẫu nhựa. Hầu hết các nguyên tố đều có nồng độ thấp hoặc nằm trong ngưỡng an toàn. Ngoại trừ Clo có khoảng nồng độ 59,4 – 951802 ppm và Antimon có khoảng nồng độ 77 – 466,3 pm ở mức nồng độ cao, vượt cao so với các chuẩn so sánh. Người sử dụng cần rất lưu ý khi tái sử dụng các vật dụng nhựa trong thời gian dài và trong điều kiện nhiệt độ cao, dầu mỡ, và những điều kiện khác là những nhân tố khiến các chất độc di chuyển vào thực phẩm chứa trong các vật dụng nhựa này.

Article Details

Chuyên mục
Hóa học, Sinh học, Thực phẩm, Môi trường