ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Main Article Content
Tóm tắt
Chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn lập báo cáo tài chính của Việt Nam chưa đủ để cung cấp báo cáo tài chính minh bạch, chưa phản ánh đúng tình hình tài chính, kinh doanh của tổ chức, chưa tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhận ra những hạn chế này, Việt Nam đang xem xét lộ trình áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), để xóa bỏ rào cản về tính minh bạch của báo cáo tài chính, thu hút đầu tư nước ngoài, bắt kịp và nhanh chóng hội nhập quốc tế. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi sự chung tay góp sức của nhiều vai trò khác nhau, từ các cơ quan ban hành chuẩn mực (Bộ tài chính), từ các chuyên gia kế toán đến các doanh nghiệp, các cá nhân, trong đó phải kể đến vai trò không kém quan trọng của các nhà đào tạo kế toán.
Tăng cường giáo dục, đào tạo kế toán và kiểm toán là một trong những trụ cột của hoạt động xây dựng năng lực thực hiện chuẩn mực và các hướng dẫn lập báo cáo tài chính, nâng cao việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế tại các quốc gia khác nhau. Để đảm nhận được vai trò to lớn này, đòi hỏi việc đào tạo kế toán phải có sự đổi mới phù hợp. Với mục đích học hỏi kinh nghiệm đổi mới đào tạo kế toán của các nước trên thế giới, bài báo này tóm tắt việc thay đổi đào tạo kế toán để phù hợp với thực tế áp dụng chuẩn mực IFRS của một số nước trên thế giới, ví dụ cụ thể ở hai nước Trung Quốc và Ukraina, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc đổi mới đào tạo kế toán tại Việt Nam.