BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Main Article Content

TRẦN THỊ NGỌC HẾT

Tóm tắt

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương. Thông qua các giao dịch dân sự, chủ thể xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ để thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Nhưng không phải giao dịch dân sự nào cũng đương nhiên có hiệu lực, có những giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu nếu không thỏa mãn được các điều kiện luật định. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các chủ thể phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận. Nhưng thực tế, rất nhiều trường hợp, tài sản - đối tượng của giao dịch dân sự ban đầu đã được đem ra thực hiện một giao dịch khác với người thứ ba và người thứ ba hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Trường hợp này, pháp luật gọi họ là người thứ ba ngay tình. Nếu rơi vào trường hợp là người thứ ba ngay tình, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì vấn đề họ rất quan tâm là quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ như thế nào? Người thứ ba ngay tình có được giữ lại tài hay phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp…? Đây cũng chính là những vấn đề pháp lý mà tác giả sẽ làm rõ trong phạm vi bài viết này.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Cơ bản, Văn hóa, Nghệ thuật